Theo ước tính có khoảng 1 triệu người Việt trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Đặc biệt ở các cùng nông thôn, các vùng sâu vùng xa, nhóm những người có trình độ thấp và không có việc làm là rất cao. Kéo theo đó là việc suy giảm nền kinh tế và các vấn đề về an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó, việc tìm kiếm cơ hội đi xuất khẩu lao động nước ngoài thực tế đang là một xu thế...
Theo ước tính có khoảng 1 triệu người Việt trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Đặc biệt ở các cùng nông thôn, các vùng sâu vùng xa, nhóm những người có trình độ thấp và không có việc làm là rất cao. Kéo theo đó là việc suy giảm nền kinh tế và các vấn đề về an sinh xã hội. Trong bối cảnh đó, việc tìm kiếm cơ hội đi xuất khẩu lao động nước ngoài thực tế đang là một xu thế hữu hiệu giúp giải quyết vấn đề này.
Ngành xuất khẩu lao động và những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng
Hoạt động xuất khẩu lao động được tiến hành từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa. Xuất khẩu lao động nước ngoài có 5 hình thức:
- Hợp tác lao động với chuyên gia
- Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nước
- Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại nước ngoài hoặc có dự án nước ngoài.
- Thông qua các doanh nghiệp dịch vụ cung ứng lao động
- Người lao động trực tiếp ký với chủ sử dụng lao động bên nước ngoài
Theo thống kê trong năm 2017, có tổng 134,000 người được đưa ra nước ngoài lao động và là năm thứ 4 liên tiếp có số lượng lao động trên 100,000 người.
Một số thị trường chính có số lao động lớn như Đài Loan, Nhật Bản với đa dạng các ngành nghề.
Bên cạnh đó, các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, với mức thu nhập cao luôn có sức hấp dẫn với người lao động. Tuy nhiên chi phí đi lao động tại Nhật Bản còn khá cao và yêu cầu lại rất khắt khe đã gây khó khăn cho đại bộ phận xuất khẩu lao động nghèo và trình độ thấp.
Trong đó, thị trường lao động Hàn Quốc với chi phí thấp hơn nhưng nhu cầu cần lao động của Hàn Quốc lại không cao. Hay như một số thị trường mới đang khai thác ở Châu Âu, những nước này lại có yêu cầu về trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của người lao động nên phần lớn lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
Những hạn chế của lao động Việt Nam
Để tìm được công việc có thu nhập cao, người lao động cần phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu và tay nghề theo tiêu chuẩn để có thể đảm bảo công việc. Mặc dù đã được đào tạo nhưng nhìn chung, trình độ của lao động Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường ngoài nước dẫn đến chất lượng lao động chưa cao.
Hoạt động xuất khẩu lao động cần đến những khoản chi phí về đào tạo ngoại ngữ, đào tạo tay nghề và rất nhiều chi phí khác. Đây cũng là một vấn đề khó khăn cho những lao động nghèo muốn tìm kiếm một tương lai mới bằng việc đi xuất khẩu lao động nước ngoài.
Nhằm giúp đỡ các khó khăn về chi phí cho người lao động, các ngân hàng đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ đối với việc vay vốn để đảm bảo khả năng tài chính. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn được đánh giá là thủ tục rườm rà, hạn mức cho vay còn thấp và nguồn vốn cho vay còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, việc không quản lý được thu nhập của người lao động khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong khi các khoản nợ đến hạn thu hồi, gây ra các vấn đề về nợ xấu, nợ quá hạn khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình cung ứng vốn.
Ngoài ra một số lao động có ý thức chưa tốt, vướng vào các hành vi phạm pháp hay việc bỏ trốn và lưu trú bất hợp pháp cũng làm ảnh hưởng chung tới hình ảnh lao động Việt Nam tại nước ngoài.
Tiềm năng phát triển của ngành xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động cho đến nay vẫn là một thị trường đầy tiềm năng giúp giải quyết các vấn đề về việc làm cho người lao động trong nước. Theo đánh giá, Đài Loan và Nhật Bản tiếp tục là 2 thị trường tiềm năng lớn cho người lao động. Đặc biệt là Nhật khi chính phủ nước này đã ban hành các chính sách mới cho phép người lao động ở lại làm việc tới 5 năm và mức lương cơ bản tăng từ 25-30 Yen/ giờ. Thêm vào đó, ngoài tuyển các vị trí lao động phổ thông, Nhật Bản còn dành nhiều cơ hội cho các vị trí như kỹ sư, kỹ thuật viên.
Bên cạnh việc phát huy tiềm năng của những thị trường sẵn có, cần phải đẩy mạnh khai thác thêm các thị trường mới để đảm bảo giải quyết số lượng lao động thất nghiệp vô cùng lớn của nước ta. Thị trường lao động tại Trung Đông đã có dấu hiệu phục hồi sau khoảng thời gian lắng lại do các vấn đề bất ổn về chính trị. Thị trường Châu Âu, đặc biệt là Schengen cần rất nhiều lao động phổ thông và tay nghề hàn. Điều kiện tuyển dụng được đánh giá là cũng không quá khắt khe. Malaysia là một thị trường khá dễ thở cho những lao động nghèo vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số bởi chi phí ban đầu bỏ ra thấp và những yêu cầu tiếp nhận lao động khá dễ dàng tuy nhiên mức lương lại chưa thực sự tốt.
Thêm vào đó, việc xúc tiến các thỏa thuận hợp tác các nước cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn ở các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, ... cho người lao động. Công tác đi lao động theo hình thức giúp việc gia đình được nâng cao quản lý.
Ngoài ra, các công ty xuất khẩu lao động cũng rất chủ động trong việc tìm kiếm, khai thác các thị trường mới, đầu tư đào tạo bài bản về kỹ năng tay nghề, ngoại ngữ đồng thời cũng như các kinh nghiệm, kỷ luật, ý thức để nâng cao chất lượng, xây dựng hình ảnh lao động đẹp trong mắt nước bạn. Công tác thanh tra, quản lý các tổ chức này để tránh sai phạm, đảm bảo quyền lợi cho lao động cũng được nâng cao.
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu lao động đang rất phát triển trong những năm trở lại đây. Việc này đã góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo cơ hội việc làm với mức thu nhập ổn định giúp người lao động cải thiện đời sống, giảm tỉ lệ đói nghèo và cũng giúp thu về những khoản ngoại tệ rất lớn .